Giỗ Tổ Thợ Mộc Ngày Nào? Mâm Cúng Nghề Mộc sao cho đúng?

Giỗ tổ thợ mộc là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong năm đối với những người đang làm nghề mộc. Vậy lễ cúng này có nguồn gốc như thế nào, giỗ tổ thợ mộc ngày nào, cách cúng tổ nghề mộc sao cho đúng, mâm cúng giỗ tổ nghề mộc gồm những gì? Đồ Cúng Ba Miền sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa lễ giỗ tổ thợ mộc

Hầu hết các lễ cúng tổ nghề đều mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đến tổ nghề đã phù hộ cho công việc được hanh thông, thuận lợi trong năm qua. Đồng thời, cầu mong tổ nghề tiếp tục mang đến nhiều tài lộc trong công việc.

Đối với lễ giỗ tổ thợ mộc cũng vậy, vào ngày giỗ tổ nghề những người đang làm việc trong ngành này sẽ chuẩn bị mâm cúng để dâng lên tổ nghề, các vị thần linh và tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính với bề trên, đồng thời cầu mong tổ nghề và các bậc bề trên phù hộ cho công việc trong năm tới được “xuôi chèo mát mái”.

Hình ảnh mâm cúng giỗ tổ nghề mộc
Hình ảnh mâm cúng giỗ tổ nghề mộc

Giỗ tổ thợ mộc ngày nào?

Theo truyền thuyết từ xa xưa, ông tổ của nghề mộc, nghề cơ khí và xây dựng là Lỗ Ban người Trung Quốc. Ông là người đã sáng tạo ra thước, com-pa và cưa đục giúp người đời sau làm được nhiều vật dụng hơn để phục vụ đời sống.

Còn đối với người Việt, ông tổ nghề mộc là anh chàng thanh niên Nguyễn Công Nghệ sống ở thời chúa Trịnh rất giỏi nghề mộc. Tài năng của Nguyễn Công Nghệ đã đến tai chúa Trịnh và ông yêu cầu anh trạm trổ một chiếc ngai vàng cho chúa. Anh đã tạo ra được một chiếc ngai vàng tuyệt phẩm có 1 không 2, nhưng do quá lao lực nên anh đã ngủ quên trên ngai vàng và bị chúa Trịnh bắt gặp. Ông tức giận và tống giam anh vào ngục.

Khi chúa Trịnh mất, bà Chúa lên ngôi nhìn thấy ngai vàng tuyệt đẹp đã cho gọi Nguyễn Công Nghệ và yêu cầu anh đúc một bức tượng Phật từ tâm. Sau hơn 3 năm, anh đã hoàn thành bức tượng Phật 4 mặt, nghìn mắt, nghìn tay. Kiệt tác này cũng đã khiến Nguyễn Công nghệ vắt kiệt sức lực, mù lòa và bị trượt ngã chết đuối.

Thương tiếc Nguyễn Công Nghệ, người trong nghề mộc đã lập lễ cúng và từ đó trở đi ngày 20 tháng chạp âm lịch hàng năm lại làm lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành mộc Việt Nam.

Ngoài ngày 20 tháng chạp, ngày 13/6 âm lịch hàng năm cũng được nhiều người chọn làm lễ cúng. Tuy nhiên, cúng vào ngày 20 tháng chạp phổ biến hơn. Với nhiều người cẩn thận, họ có thể cúng tổ nghề cả hai ngày này.

Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc chuẩn bị sao cho đúng?

Mâm cúng tổ thợ mộc tùy theo từng vùng miền sẽ có sự khác nhau, nhưng thông thường sẽ chuẩn bị các lễ vật sau:

  • 1 bình hoa tươi.
  • 1 mâm ngũ quả, tốt nhất nên chọn trái cây có màu sắc khác nhau, không chọn quả vú sữa và quả măng cụt.
  • Gà trống tơ luộc chéo cánh.
  • Xôi đậu xanh hoặc xôi gấc, xôi trắng.
  • Bộ tam sên gồm thịt heo luộc, tôm luộc và trứng luộc.
  • Trầu cau tươi (lá trầu có bôi vôi và cau để cả quả).
  • Rượu.
  • Gạo tẻ.
  • Muối tinh.
  • Nước.
  • Tiền vàng, có thể đặt cả tiền dương tùy gia đình.
  • Đèn hoặc nến.
  • Hương.

Bài khấn giỗ tổ thợ mộc

Trong nghi lễ cúng giỗ tổ thợ mộc, đọc văn khấn là nghi thức không thể thiếu được. Nội dung bài khấn bày tỏ lời cảm tạ đối với tổ nghề, cầu mong tổ nghề tiếp tục phù hộ cho mọi việc được thuận lợi.

Bài cúng, văn khấn giỗ tổ nghề mộc nghành gỗ
Bài cúng, văn khấn giỗ tổ nghề mộc nghành gỗ

Cách cúng giỗ tổ thợ mộc

Tùy theo phong tục tập quán của từng địa phương mà các bước thực hiện lễ cúng tổ nghề mộc có thể khác nhau đôi chút. Nhưng về cơ bản sẽ bao gồm các thủ tục sau:

  • Chuẩn bị đầy đủ lễ vật và bày biện mâm cúng trên một chiếc bàn gỗ. Trên bàn có bài vị đề chữ “Tiên sư” được sơn màu đỏ. Mâm cúng được đặt nơi làm việc của thợ mộc.
  • Lễ cúng thường được thực hiện vào buổi sáng. Khi đến giờ làm lễ, gia chủ sẽ dâng hương, sau đó là thợ chính, thợ phụ và người học việc.
  • Sau đó, gia chủ đọc văn khấn.
  • Đọc văn khấn xong thì đợi hương tàn khoảng 2/3 thì hạ lễ để thụ lộc.

Cúng giỗ tổ thợ mộc là nghi lễ quan trọng nhất của những người làm nghề mộc trong năm. Do đó, lễ cúng cần chuẩn bị tươm tất và chu đáo để thể hiện lòng thành đối với tổ nghề, thần linh và tổ tiên.

Tuy nhiên, thời điểm cuối năm công việc thường bận rộn hơn thường ngày, nên việc tự tay chuẩn bị mâm cúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy thì hãy đến với Đồ Cúng Ba Miền để được hỗ trợ chuẩn bị các lễ vật và cỗ cúng đầy đủ, chu đáo theo đúng phong tục cổ truyền của người Việt.

Chúng tôi có nhiều gói dịch vụ đồ cúng cho khách hàng lựa chọn với những mức giá khác nhau, đồng thời luôn sẵn sàng chuẩn bị mâm cúng theo yêu cầu riêng của khách hàng. Với hệ thống trải dài trên khắp ba miền, chúng tôi luôn mang đến dịch vụ chu đáo và tận tâm nhất đối với khách hàng.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ rất nhiều thông tin về lễ cúng giỗ tổ nghề mộc. Qua đó, hy vọng bạn có thể chuẩn bị được lễ cúng tươm tất nhất để dâng lên tổ nghề của mình.

Điểm: 5 (499 bình chọn)