Tất Cả Các Ngày Lễ Trong Năm Của Việt Nam theo dương – âm lịch

Việt Nam là một trong những quốc gia phương đông sử dụng cả lịch âm và lịch dương. Chính vì vậy các ngày lễ trong năm cũng nhiều hơn so với các quốc gia chỉ dùng một loại lịch khác. Vậy tất cả các ngày lễ trong năm của người Việt là những ngày nào? Đồ Cúng Ba Miền sẽ giải đáp trong bài viết tất cả các ngày lễ trong năm dưới đây.

Các ngày lễ trong năm theo dương lịch

Tết dương lịch (1/1)

Tết dương lịch là ngày đầu tiên của một năm mới, cũng là ngày nghỉ đầu tiên của người Việt trong một năm tính theo lịch dương. Vào ngày này, các quốc gia phương tây thường sẽ tổ chức nhiều hoạt động để chào mừng một năm tiếp theo. Tuy nhiên, người Việt thường chú trọng ăn Tết âm nên Tết dương lịch chỉ là một kỳ nghỉ ngắn nhưng nhiều ngày lễ khác trong năm.

Tết dương lịch - Ngày lễ đầu tiên trong năm dương lịch
Tết dương lịch – Ngày lễ đầu tiên trong năm dương lịch

Lễ tình nhân (14/2)

Lễ tình nhân hay còn được gọi Valentine là ngày được dành cho những cặp đôi đang yêu nhau. Đây là ngày lễ được du nhập từ phương tây vào nước ta nhiều năm gần đây, đặc biệt được các bạn trẻ rất yêu thích. Tuy nhiên, vào ngày này mọi người sẽ không được nghỉ làm hoặc nghỉ học.

Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2)

Ngày 3/2 là một ngày đặc biệt của những Đảng viên, vì đây là cột mốc đánh dấu Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Mặc dù là một dịp quan trọng đối với Đảng viên, song các hoạt động kỷ niệm chỉ được tổ chức tại các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2)

Ngày 6/2/1985, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 27/2 hàng năm là Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Từ đó cho đến nay, đây là ngày để mọi người cùng tôn vinh, cám ơn đội ngũ y, bác sĩ và những người làm việc trong ngành Y tế. Những vất vả của nghề này xứng đáng được xã hội tôn trọng, quan tâm và sẻ chia.

Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3)

Quốc tế Phụ nữ 8/3 là một trong hai ngày lễ quan trọng hàng năm để tôn vinh phái yếu. Vào ngày này, chị em phụ nữ sẽ nhận được những lời chúc và món quà ý nghĩa đến từ các đấng mày râu. Đây là dịp kỉ niệm của toàn thế giới chứ không chỉ là đối với người Việt.

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3)

Vào dịp 26/3 hàng năm, các tổ chức thanh niên trên khắp cả nước thường tổ chức rất nhiều hoạt động để kỷ niệm ngày thành lập Đoàn. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chỉ giới hạn trong các tổ chức đoàn thanh niên, vì đây chỉ là lễ kỉ niệm của riêng đoàn thanh niên.

Ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước (30/4)

Đây là một trong các ngày lễ trong năm rất quan trọng đánh dấu thời điểm Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Vì thế, người dân sẽ được nghỉ 1 ngày theo đúng quy định Nhà nước.

Ngày Quốc tế lao động (1/5)

Cùng với ngày 30/4, vào ngày Quốc tế lao động người Việt cũng sẽ được nghỉ thêm 1 ngày theo quy định của Nhà nước. Như vậy, mọi người có được 2 ngày nghỉ liên tiếp và có thể thu xếp thời gian để về thăm gia đình, đi du lịch hoặc tụ tập gặp gỡ nhau.

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Chính vì vậy, một trong các ngày kỷ niệm trong năm tính theo dương lịch sẽ bao gồm cả ngày sinh nhật của Người. Tuy nhiên, đây chỉ là một dịp kỷ niệm và người dân sẽ không được nghỉ.

Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6)

Đây là dịp dành cho tất cả các bạn nhỏ trong cả nước. Trong ngày này, các bé sẽ nhận được rất nhiều món quà và lời chúc đến từ cha mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình.

Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7)

Nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến để giành được độc lập và thống nhất đất nước. Trong lịch sử đó đã có rất nhiều người ngã xuống, bỏ lại gia đình, người thân, bạn bè và đồng đội phía sau. Vì vậy, ngày 27/7 hàng năm được lấy làm ngày tôn vinh những chiến sĩ đã hi sinh và gia đình của họ.

Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8)

Đây là một cột mốc lịch sử quan trọng đối với người Việt, là thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tổng khởi nghĩa, toàn dân cùng nhau đứng lên chống lại kẻ thù chung. Từ ngày 19/8/1945 cho đến nay, ngày này là một trong các ngày kỷ niệm trong năm quan trọng của người Việt.

Ngày Quốc khánh (2/9)

Dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm, người Việt sẽ được nghỉ 1 ngày để kỷ niệm ngày thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một trong những ngày nghỉ lễ được rất nhiều người chờ mong. Bởi vì, sau ngày 1/5 thì người Việt Nam phải chờ đợi rất lâu mới lại có thêm một ngày nghỉ lễ.

Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10)

Đây là ngày tôn vinh phụ nữ riêng của người Việt. Cũng giống như ngày 8/3, vào ngày này các chị em sẽ được phái mạnh ưu ái rất nhiều, đồng thời nhận được rất nhiều món quà và lời chúc.

Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)

Ngày 20/11 là ngày được dành riêng để tôn vinh những người làm nghề giáo. Đây là ngành nghề rất quan trọng đối với sự phát triển của cả một đất nước. Vì thế, những người làm nghề giáo dù đã nghỉ hưu cũng được rất nhiều thế hệ học sinh, đồng nghiệp tôn trọng và nhớ đến.

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

Ngày 22/12 hàng năm là ngày được dành để kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tôn vinh những chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ cho yên bình của tổ quốc. Chúng ta có được cuộc sống bình yên như hiện nay là nhờ lực lượng quân đội luôn sẵn sàng chiến đấu tại mọi vùng đất của tổ quốc.

Các ngày lễ trong năm theo âm lịch

Tết Nguyên đán (1/1 âm lịch)

Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Vào dịp này, mọi người sẽ dành thời gian để quây quần bên người thân và gia đình sau một năm làm việc, học tập vất vả. Thông thường, dịp Tết Nguyên đán người Việt sẽ được nghỉ khoảng 1 tuần, trong đó có khoảng 3 – 4 ngày được nghỉ có lương theo đúng quy định của Nhà nước. Tham khảo bài cúng, mâm cúng mùng 1 tết

Tết Nguyên tiêu (15/1 âm lịch)

Sau Tết Nguyên đán là tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày 15/1 âm lịch, cũng thường được gọi dưới tên rằm tháng giêng. Vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ để cúng gia tiên và cầu mong mọi chuyện trong năm mới được suôn sẻ.

Tết Hàn thực (3/3 âm lịch)

Ngày này còn được gọi với cái tên khác là Thanh minh. Tại nhiều địa phương, vào ngày 3/3 con cháu sẽ tổ chức ra phần mộ của tổ tiên để sửa sang lại mộ phần và cầu mong tổ tiên phù hộ cho mọi chuyện trong gia đình được hanh thông, thuận lợi.

Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước để nhớ về các vị vua Hùng đã có công dựng nước. Người dân sẽ được nghỉ 1 ngày để tham gia các hoạt động nhân dịp giỗ tổ.

Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch)

Đây là một trong các ngày lễ quan trọng trong tâm linh của người Việt. Vào ngày này, các gia đình sẽ làm lễ cúng đoan ngọ để cầu mong vụ mùa bội thu, công việc làm ăn được thuận lợi. Tham khảo bài cúng, mâm cúng tết Đoan Ngọ.

Lễ Vu Lan (15/7 âm lịch)

Lễ Vu Lan hàng năm là dịp để con cháu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Vào ngày này, các gia đình thường quây quần bên nhau và làm mâm cúng Vu Lan để dâng lên tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ gia đình hòa thuận, mọi chuyện may mắn. Ở một số địa phương, thì ngày này cũng là ngày rằm tháng 7 – một ngày rằm quan trọng nhất trong năm.

Tết Trung thu (15/8 âm lịch)

Các ngày lễ trong năm quan trọng không thể không kể đến Tết Trung thu. Đây cũng được coi là dịp đoàn viên của mỗi gia đình, là cơ hội để các bé tham gia các hoạt động rước đèn, múa lân sôi động.

Tết Trung Thu - 1 trong các ngày lễ trong năm âm lịch
Tết Trung Thu – 1 trong các ngày lễ trong năm âm lịch

Lễ cúng ông Táo (23/12 âm lịch)

Lễ cúng ông Táo đặc biệt quan trọng trong tâm linh của người Việt. Vì vậy, vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng và đồ lễ tươm tất để tiễn ông Táo về trời; đồng thời cầu mong cho những điều tốt đẹp trong năm tới sẽ đến. Xem bài cúng, mâm cúng Ông Công Ông Táo

Như vậy, Đồ Cúng Ba Miền đã tổng hợp danh sách các ngày lễ trong năm theo cả âm lịch và dương lịch trong bài viết trên. Nếu bạn có nhu cầu đặt mâm cúng cho các ngày lễ như lễ cúng mùng 3 tháng 3, lễ cúng đoan ngọ, lễ cúng Vu Lan… hãy liên hệ với Đồ Cúng Ba Miền để được tư vấn chi tiết.

Điểm: 5 (203 bình chọn)