Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ & Mâm Cúng Thần Tài Ngày 10 Tháng Giêng
Ngày vía Thần tài mùng 10 tháng giêng mua vàng để lấy may là thói quen của rất nhiều người hàng năm. Nhưng vào ngày này còn một nghi lễ cần thực hiện, đặc biệt là đối với những người làm ăn buôn bán là cúng Thần tài. Vậy ý nghĩa của lễ cúng Thần tài như thế nào, mâm cúng Thần tài gồm những gì?Bài cúng, văn khấn Thần tài sao cho đúng với tâm linh Việt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây từ Đồ Cúng Ba Miền để có được đáp án chính xác nhất.
Ý nghĩa của lễ cúng Thần tài
Theo quan niệm dân gian, Thần tài là vị thần cai quản của cải, tiền bạc và mang lại may mắn về đường tài lộc cho mọi người. Vì thế, lễ cúng Thần tài được thực hiện với mong muốn vị thần này phù hộ cho công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán được hanh thông thuận lợi, tiền bạc dồi dào.
Thông thường, Thần tài được thờ chung với Thổ địa – vị thần cai quản đất đai. Trong bàn thờ thì Thần tài đặt phía bên trái, còn Thổ địa đặt phía bên phải; giữa hai vị thần là một hũ muối, một hũ gạo và một hũ nước đầy.
Ngày vía thần tài là ngày nào?
Đối với những gia đình, cửa hàng, công ty… có bàn thờ Thần tài thì mọi người sẽ cúng hàng ngày, hàng tháng. Tuy nhiên, ngày Thần tài chính thức là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, nên lễ cúng chính sẽ được tổ chức vào ngày này.
Ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng năm 2022 âm lịch trùng với ngày 10/2 dương lịch. Sau khi làm lễ cúng, mọi người nên đi mua vàng để lấy lộc đầu năm, cầu cho năm mới tiền bạc dồi dào, có của ăn của để.
Ngày vía thần tài cúng gì?
Đồ cúng ngày Thần tài khá đơn giản, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà chuẩn bị đồ lễ khác nhau sao cho phù hợp với phong tục tập quán, quan trọng nhất vẫn là tấm lòng của người làm lễ. Thông thường, mọi người sẽ sắm các đồ lễ gồm:
Lễ vật cúng vía Thần tài
- Mâm ngũ quả.
- Hoa tươi.
- 5 nén hương.
- 5 chén nước.
- 2 cây đèn hoặc nến.
- 1 bao thuốc lá.
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- Trầu cau.
- Bộ tiền vàng cúng Thần tài.
Mâm cúng Thần tài
- Bộ tam sên gồm: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc.
- Cá lóc nướng nguyên con (người miền nam thường có tục cúng cá lóc).
Bài cúng, văn khấn Thần tài
Văn cúng hay văn khấn được đọc khi làm lễ là thủ tục không thể thiếu được khi cúng Tài. Có hai bài cúng Thần tài cụ thể như sau:
Bài cúng thần tài mùng 10 tháng giêng, mùng 1 và ngày 15 âm lịch
Đây là bài cúng được đọc khi làm lễ đúng vào ngày vía Thần tài, ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Nội dung sẽ bao gồm lời cảm tạ của gia chủ đối với Thần tài vì đã phù hộ cho công việc làm ăn, buôn bán của gia đình trong thời gian qua; đồng thời cầu mong thần sẽ tiếp tục giúp gia đình làm ăn phát đạt hơn.
Bài cúng Thần tài hàng ngày
Bài cúng này sẽ được đọc hàng ngày khi thắp hương làm lễ, nội dung cũng giống như văn khấn được dùng cho ngày mùng 1 hoặc ngày rằm, nhưng ngắn gọn hơn.
Cúng Thần tài vào giờ nào?
Chọn giờ đẹp, giờ tốt làm lễ cúng sẽ giúp gia chủ càng tăng thêm lòng thành kính đối với Thần tài. Từ đó, Thần tài sẽ phù hộ cho gia đình làm ăn thuận lợi, tài lộc dồi dào.
Khi làm lễ cúng Thần tài, mọi người thường sẽ cúng từ 5h – 7h sáng hoặc từ 11h – 13h giờ trưa. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép thì bạn cũng có thể cúng vào các giờ hoàng đạo khác như từ 15h – 17h chiều hoặc 17h – 19h tối.
Hướng dẫn cách bài trí bàn thờ Thần tài, Thổ địa
Khi thờ Thần tài ở nhà, gia chủ cần phải biết cách bày trí bàn thờ hợp với phong thủy, như vậy mới có thể vượng tài lộc của gia đình. Cách sắp xếp như sau:
- Thần tài ở phía bên trái, Thổ địa ở phía bên phải theo hướng từ bên ngoài vào.
- Ở giữa hai vị thần là hũ gạo, hũ muối và hũ nước được đặt theo hình tam giác.
- Bát hương được đặt chính giữa bàn thờ; trước hũ gạo, hũ muối và hũ nước. Lưu ý, không để bát hương bị giới hạn hay che khuất bởi mái bàn thờ.
- Ông cóc đặt ở phía bên trái bát hương, trước Thần tài. Buổi sáng để ông có hướng ra cửa chính, buổi tối ngoảnh về phía Thần tài. Muốn di chuyển ông cóc phải dùng tấm vải đỏ trùm lên đầu ông cóc. Không để phụ nữ mang thai chạm vào ông cóc để tránh mất thiêng.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập trước bát hương. Hiện nay có các khay đựng 5 chén nước theo chiều ngang, nên bạn cũng có thể đặt theo chiều ngang cũng được.
- Đĩa trái cây để bên trái 5 chén nước.
- Lọ hoa để bên phải 5 chén nước.
- Bát nước rắc cánh hoa để trước 5 chén nước.
Cách cúng vía Thần tài chuẩn nhất
Nghi thức tiến hành cúng vía Thần tài theo phong tục của người Việt sẽ bao gồm các bước sau:
- Lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
- Gia chủ rửa chân tay sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, quần áo lịch sự. Sau đó bày đồ cúng đã chuẩn bị lên bàn thờ.
- Thắp hương lên bàn thờ, chắp tay lạy 3 vái.
- Đọc bài văn khấn.
- Kết thúc bài khấn thì gia chủ lạy tiếp 3 lần.
- Đợi đến khi hương gần tàn thì hạ lễ để thụ lộc.
Những lưu ý khi cúng Thần tài Thổ địa
Khi làm lễ cúng Thần tài, Thổ địa để việc kinh doanh buôn bán được thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn thì bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn đồ lễ tươi ngon, không dùng đồ lễ đã bị trầy xước, ôi thiu, hư hỏng hoặc đã được dùng để cúng trước đó.
- Nên lau dọn, tắm rửa bàn thờ sạch sẽ vào ngày 14 và 30 âm lịch trước khi làm lễ cúng. Bạn có thể đun nước lá bưởi, nước lá thơm, hoa thơm hoặc dùng nước pha với một chút rượu để lau bàn thờ. Khi dọn phải cẩn thận, không được làm xô lệch vị trí bát hương hoặc các đồ lễ khác. Khăn để lau dọn bàn thờ không được dùng để làm việc khác.
- Thay nước uống trên bàn thờ khi đốt hương.
- Không để các vật nuôi quấy phá, làm ô uế chỗ thờ Thần tài.
- Gạo, muối sau khi cúng xong nên cất đi dùng cho có lộc, không nên vứt đi.
- Giấy, tiền vàng sau khi cúng nên hóa ở bên ngoài nhà.
- Rượu và nước sau khi cúng thì nên đứng ở bên ngoài và tưới vào nhà.
- Bộ tam sên, hoa quả và bánh trái sau khi cúng không được chia cho người ngoài.
Đặt mâm cúng Thần tài ở đâu?
Công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán thường rất bận rộn. Do đó, việc tự tay chuẩn bị đồ lễ hay mâm cơm cúng Thần tài đối với nhiều người không đơn giản, đặc biệt là trong ngày mùng 10 tháng giêng. Vì vậy, ngày càng nhiều người chọn đặt các mâm cúng có sẵn để tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị đồ lễ.
Trong đó, Đồ Cúng Ba Miền với hệ thống cơ sở trải dài trên khắp cả nước, chất lượng đồ lễ tốt, đồ lễ mặn đảm ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với mức giá thành hợp lý theo từng nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, đây là địa chỉ được nhiều người tin tưởng đặt các mâm cúng quan trọng như cúng động thổ, cúng khai trương, cúng thôi nôi, cúng rằm tháng 7….
Nếu bạn đang tìm cho mình một địa chỉ đặt đồ cúng chất lượng, thì hãy tham khảo các mâm đồ cúng của Đồ Cúng Ba Miền. Tin chắc rằng bạn sẽ hài lòng không chỉ với chất lượng đồ lễ, mà còn bởi dịch vụ tận tâm và chu đáo tại đây.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về lễ cúng Thần tài, cách chuẩn bị, nghi lễ cúng và những lưu ý khi cúng Thần Tài. Chúc công việc làm ăn của bạn và gia đình hanh thông thuận lợi, may mắn và nhiều tài lộc.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN