Văn Khấn, Bài Cúng, Lễ & Mâm Cúng Rằm Tháng 7 – 2022
Tháng 7 âm được mệnh danh là “tháng đen tối” nhất trong năm theo quan niệm của phương đông, vì vậy nên các gia đình thường làm lễ cúng rằm tháng 7 với mong muốn mọi chuyện được thuận lợi. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả ý nghĩa của lễ cúng này. Cùng Đồ Cúng Ba Miền tìm hiểu bài viết sau để hiểu về mâm cơm, mâm cúng rằm tháng 7 sao cho đầy đủ cũng như có bài cúng, văn khấn cúng rằm tháng 7 cho chuẩn với tâm linh dân tộc Việt Nam ta.
Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng 7
Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng 7 còn được gọi là ngày mở cửa địa ngục để linh hồn của người đã khuất quay trở lại dương gian. Vì theo quan niệm từ xưa đến nay, con người được chia thành phần xác và phần hồn. Khi một người qua đời, phần xác sẽ trở về với cát bụi còn phần linh hồn vẫn tồn tại.
Nếu lúc còn sống họ làm việc thiện, sống có phúc đức thì phần hồn sẽ được chuyển tiếp và đầu thai sang kiếp khác. Nhưng nếu lúc còn sống gây ra nghiệp nặng thì linh hồn không thể siêu thoát, vất vưởng trên dân gian. Hoặc có những linh hồn vô tội không được cúng viếng nên cũng trở thành cô hồn lang thang.
Vì vậy, ngày lễ cúng vào rằm tháng 7 được thực hiện để cúng cho các cô hồn không nhà cửa, không nơi nương tựa để các cô hồn không lang thang quấy nhiễu dương gian. Cũng vì tháng 7 cánh cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn lên dương gian quẫy nhiều những người đang sống, nên vào thời điểm này thường xuyên xảy ra những chuyện không tốt hơn các tháng còn lại trong năm.
Ngoài ra trong Phật giáo, vào rằm tháng 7 còn là lễ Vu lan báo hiếu. Đây là dịp để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Vào thời điểm này, con cái nên làm mâm cỗ để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên đã khuất núi; đồng thời làm những việc thiện, công đức, giúp đỡ người nghèo khổ hoặc lên chùa tụng kinh bái sư để cầu siêu thoát cho những người đã khuất, cầu chúc cho cha mẹ ông bà sống thọ và khỏe mạnh.
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì?
Mâm lễ cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật hoặc trong nhà có ban thờ Phật, thì trong lễ cúng cần phải chuẩn bị mâm cúng dâng Phật. Đồ cúng dâng Phật không cần cầu kỳ, chỉ chuẩn bị đơn giản gồm:
- Hoa tươi: nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng hoa giả, hoa dại, hoa tạp.
- Hoa quả tươi.
- Nước lọc hoặc đồ cúng chay. Đối với đồ cúng chay có thể chuẩn bị các món như:
- Xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh…
- Giò chả chay.
- Nem chay hoặc nem nấm.
- Canh nấm hoặc canh rau củ.
- Đậu hũ non sốt nấm.
- Cải thìa sốt nấm hương.
Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng bảy
Đồ lễ cúng gia tiên có thể là lễ chay hoặc lễ mặn tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Các lễ vật và mâm cơm cúng rằm tháng 7 nên chuẩn bị:
- Hoa tươi.
- Mâm ngũ quả.
- Gà trống luộc.
- Xôi.
- Giò lụa.
- Chả giò rế.
- Miến gà.
- Canh sườn bí.
- Hương, nến, trà, rượu.
- Tiền vàng, giày dép và quần áo cho người cõi âm.
Mâm lễ cúng cô hồn tháng 7
Lễ vật để cúng cô hồn không nên có đồ ăn mặn, chỉ có các món chay và hoa quả kẹo bánh. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà có thể sắm lễ và các đồ cúng riêng. Thông thường mâm cúng cô hồn sẽ có các lễ vật sau:
- 12 bát cháo trắng nấu loãng.
- Mâm ngũ quả.
- Các loại bánh kẹo, bỏng ngô.
- Quần áo cúng chúng sinh làm từ giấy nhiều màu.
- Tiền vàng, điện thoại giấy.
- Nước lọc.
- 1 đĩa gọa.
- 1 đãi muối.
- 12 cục đường thẻ.
- 3 nén hương.
- 2 cốc nến.
Bài cúng rằm tháng 7 tại nhà
Văn khấn rằm là thứ không thể thiếu khi cúng để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, chư Phật và các chúng sinh. Đối với mâm cúng sẽ có những bài cúng khác nhau. Cụ thể:
Bài cúng Phật
Bài cúng gia tiên
Bài cúng chúng sinh
Văn khấn hóa vàng
Đây là văn khấn được đọc sau khi làm lễ cúng xong và tiến hành đốt mã để người cõi âm có để nhận được các đồ cúng.
- “Âm dương nhất lý. Lễ phật hoàn thành. Phần hoá kim ngân. Cúng giàng lễ tất.”
- “Dương sao âm vậy. Lễ Phật đã xong. Phần* hoá ** vàng bạc. Cúng dàng đã xong”
Văn khấn đốt quần áo
Bài khấn này sẽ được đọc khi đốt quần áo giấy cho người cõi âm.
Cách bày mâm cỗ cúng rằm tháng 7
Bày mâm cúng không chỉ là việc nên làm để lễ cúng được đẹp mắt, mà còn thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh, gia tiên và chúng sinh. Vì vậy, khi bày đồ cúng rằm tháng 7 cần phải hết sức cẩn thận.
Mâm lễ cúng Phật
Mâm cỗ cúng Phật cần được để nơi cao nhất trên bàn thờ. Sau mâm lễ phật mới đến lễ để cúng thần linh và gia tiên. Đối với đồ cúng, nếu không thể chuẩn bị được mâm cỗ chay, thì chỉ cần cúng nước lọc và trái cây là được.
Còn đối với hoa tươi để bày trí, thông thường sẽ dùng hoa sen. Bởi vì đây là loài hoa tượng trưng cho Phật.
Mâm lễ cúng thần linh và gia tiên
Trong mâm lễ gia tiên, gà trống luộc, xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Các đồ lễ này sẽ trước đặt trước các món ăn khác trong mâm cỗ đã chuẩn bị.
Mâm cúng chúng sinh
Đối với chúng sinh thì sẽ làm lễ cúng ngoài trời, mâm lễ được đặt ở ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Đồ cúng dành cho chúng sinh không nên làm lễ mặn để tránh khơi dậy tham lam và sân si.
Hướng dẫn cách cúng rằm tháng bảy chuẩn nhất
Nghi lễ cúng Phật
Lễ cúng Phật thường được tiến hành vào buổi sáng. Sau khi bày xong mâm cỗ, chủ lễ sẽ tiến hành thắp 3 nén nhang lên ban thờ, rồi đọc bài khấn Phật. Đọc bài khấn cần thành tâm, đọc to, rõ ràng, không đọc quá nhanh hoặc quá chậm. Sau khi đọc văn khấn xong, chủ lễ chắp tay vái 3 lần để kết thúc.
Lưu ý: Chủ lễ cần phải ăn mặc lịch sự khi làm lễ cúng.
Nghi lễ cúng gia tiên
Tương tự như cúng Phật, lễ cúng gia tiên cũng nên thực hiện vào buổi sáng. Đến giờ làm lễ, gia chủ sẽ thắp 3 nén nhang, rồi đọc bài cúng. Sau khi đọc xong, chủ lễ chắp tay lạy 3 lần.
Đợi đến khi qua 1 tuần hương, gia chủ sẽ đọc bài khấn hóa vàng, giày dép và quần áo để gửi lễ cho tổ tiên.
Nghi lễ cúng cô hồn
Lễ cúng chúng sinh thường được thực hiện vào buổi chiều hoặc buổi tối. Sau khi bày mâm cúng, chủ lễ thắp hương rồi vái 3 lần và bắt đầu đọc văn khấn. Đọc văn khấn xong thì sẽ vái thêm 3 lần nữa.
Đợi hết khoảng 1 tuần hương, chủ lễ rải muối và gạo hướng ra ngoài đường hoặc ngoài sân. Vàng mã và quần áo đem đi hóa vàng, khi hóa sẽ đọc văn khấn hóa vàng để tiễn vong đi.
Nếu chủ lễ không rải gạo, muối để tiễn vong đi thì các linh hồn có thể quanh quẩn gần nhà, quấy phá các thành viên trong gia đình.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào 2022?
Rất nhiều người thắc mắc nên cúng rằm tháng bảy vào ngày nào, có phải cúng vào đúng ngày 15/7 âm lịch không. Thực tế, lễ cúng này sẽ không cần cúng đúng vào ngày rằm.
Bởi vì theo quan niệm dân gian, cánh cửa địa ngục sẽ được mở ra từ 12h đêm ngày mùng 1 và được đóng cửa vào 12h đêm của ngày 15. Do đó, lễ cúng có thể thực hiện từ ngày mùng 2 đến hết ngày 15 mà không cần xem ngày, giờ tốt xấu.
Trong năm 2022, ngày 2/7 âm lịch là vào ngày 30/7 dương lịch; còn ngày 15/7 âm lịch trùng với ngày 12/8 dương lịch. Như vậy, trong năm 2022 bạn có thể làm lễ cúng từ ngày 30/7 – 12h đêm ngày 12/8 dương lịch.
Đặt mâm cơm cúng rằng tháng 7 ở đâu?
Cúng rằm tháng 7 có nhiều đồ lễ cần chuẩn bị, vì thế để tự chuẩn bị được lễ cúng chu đáo và tươm tất sẽ tốn nhiều thời gian mua sắm và chuẩn bị. Vì vậy, những năm gần đây nhiều người đã tìm đến các dịch vụ cung cấp mâm cúng rằm nhằm tiết kiệm thời gian, công sức chuẩn bị mà vẫn có được mâm cúng chu đáo, thể hiện được lòng thành kính với bề trên và những người đã khuất.
Tùy thuộc vào nhu cầu đặt lễ cúng và điều kiện kinh tế của gia đình, mà bạn có thể đặt hàng tại các cơ sở dịch vụ khác nhau. Dù vậy, bạn cũng cần phải tham khảo mức giá trung bình của thị trường, tìm hiểu phản hồi của những khách hàng đã đặt mâm cúng tại những cơ sở đó. Như vậy mới có thể đặt được mâm cúng tươm tất và chất lượng với mức giá hợp lý nhất.
Tại Đồ Cúng Ba Miền, chúng tôi đáp ứng được các tiêu chí gồm: dịch vụ mâm cúng trọn gói, đồ cúng chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lễ vật đầy đủ và đẹp mắt, tươi ngon; giá thành hợp lý và có nhiều mức giá để khách hàng lựa chọn.
Khi đến với Đồ Cúng Ba Miền, bạn sẽ không chỉ nhận được báo giá sản phẩm, mà sẽ được tư vấn cách chọn những lễ vật phù hợp cho từng mâm lễ trong ngày rằm tháng 7. Nhờ đó, bạn sẽ chuẩn bị được đầy đủ các đồ lễ cần thiết, không lãng phí mà vẫn thể hiện được lòng thành kính đối với Phật, các vị thần linh, gia tiên và chúng sinh. Ngoài ra, các mâm lễ sẽ được hỗ trợ bày trí sao cho đẹp mắt và phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.
Đặc biệt đối với các đồ cúng chay hoặc mặn, Đồ Cúng Ba Miền sẽ dựa trên số lượng các thành viên trong gia đình, những người có mặt tham gia buổi lễ để chuẩn bị thực đơn cho phù hợp. Vì vậy, gia đình bạn sẽ không cần phải lo lắng đến vấn đề thiếu hoặc thừa đồ ăn khi thụ lộc.
Nhờ những ưu điểm trên, Đồ Cúng Ba Miền không chỉ được nhiều người tìm đến trong dịp rằm tháng 7, mà những ngày lễ khác như cúng khai trương, cúng thôi nôi, cúng đầy tháng, cúng tất niên… tại đây cũng có rất nhiều đơn đặt hàng từ các khách hàng trên khắp cả nước. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng lớn, đặt biệt là vào dịp Tất niên hoặc Vu lan, song Đồ Cúng Ba Miền luôn cam kết bình ổn giá và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, ngày càng được nhiều người biết đến và tin tưởng đặt mâm cúng tại đây.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn rất nhiều thông tin về lễ cúng rằm tháng 7, ý nghĩa của lễ cúng, cách thực hiện và nên đặt mâm cúng ở đâu. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ này, từ đó chuẩn bị được mâm cúng chu đáo và chỉn chu nhất dành cho thần linh, tổ tiên và chúng sinh vào mỗi dịp tháng 7 âm lịch.