Bài Cúng, Văn Khấn, Lễ & Mâm Cúng Ông Công Ông Táo 2022
Chương trình gặp nhau cuối năm Táo Quân về trời đã trở thành món ăn tinh thần không thể nào thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng ít người biết rằng để các Táo quân có thể gặp được Ngọc Hoàng, thì cần phải thực hiện một nghi lễ rất quan trọng là lễ cúng ông Công ông Táo. Vậy, cúng ông Công ông Táo về trời là gì, cúng ông Công ông Táo ngày nào năm 2022? Xem ngay bài viết sau từ Đồ Cúng Ba Miền để có thể chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ, cũng như có văn khấn, bài cúng ông Công ông Táo 2022 đúng với tâm linh Việt.
Ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo
Theo dân gian kể lại, ngày xưa có hai vợ chồng nọ là Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu mà không có con, nên gia đình thường hay xảy ra cãi cọ. Một hôm nọ, Trọng Cao giận quá đánh vợ nên Thị Nhi đã bỏ nhà ra đi. Sau đó, Thị Nhi gặp được Phạm Lang và bằng lòng lấy Phạm Lang làm chồng.
Về phần Trọng Cao, sau một thời gian hết giận vợ nghĩ thấy mình có lỗi nên quyết định đi tìm vợ. Trên đường đi tìm, vì đã tiêu hết tiền nên Trọng Cao đành phải xin ăn qua bữa và vô tình vào đúng nhà Thị Nhi. Đôi bên nhận ra nhau và Thị Nhi cảm thấy ân hận vì đã lấy Phạm Lang làm chồng.
Đúng lúc này Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng hiểu nhầm nên bảo Trọng Cao trốn ở đống rơm trong vườn. Phạm Lang không hề biết chuyện nên khi đến nhà đã ra vườn đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên đã bị thiêu chết, Thị Nhi lúc sau thấy vậy liền cho rằng đó là lỗi của mình nên nhảy vào đống rơm chết theo, Phạm Lang bất ngờ quá không biết làm gì cũng nhào vào đống rơm chết theo vợ.
Linh hồn của ba người sau đó gặp được Thượng Đế, ông thấy cả ba đều có tình có nghĩa nên đã phong cho họ làm Định phúc Táo Quân hay còn gọi là vua bếp, gọi chung là ông Công ông Táo. Người chồng mới là Thổ Công trông coi việc bếp núc, chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc trợ búa.
Các Táo ông và Táo bà không những trông coi các việc trong gia đình, mà còn định đoạt chuyện may rủi, phúc họa, ngăn ma quỷ đi vào trong nhà, giữa cho gia đình luôn đầm ấm và hạnh phúc. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp, các vị Táo quân sẽ lên trời bẩm bảo các việc trong năm với Ngọc Hoàng.
Như vậy, lễ cúng ông Công ông Táo được thực hiện với mong muốn các vị thần che chở cho gia đình được nhiều may mắn. Đồng thời, cũng là lễ tiễn, đưa ông Táo quân lên trời bẩm báo mọi chuyện trong năm với Ngọc Hoàng, hy vọng ông bà Táo sẽ chỉ bẩm báo những chuyện tốt đẹp, còn những chuyện không may sẽ được báo cáo nhẹ đi.
Mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Đồ cúng chuẩn bị cho ông Công ông Táo không cần cầu kỳ hay bày vẽ, quan trọng là lòng thành của gia đình gửi đến các vị Táo quân. Mâm cỗ cúng của các gia đình sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, văn hóa của từng địa phương. Tuy nhiên, thường sẽ chuẩn bị các lễ vật sau:
Mâm lễ cúng
- 3 chiếc hoặc 3 cỗ mũ ông Công: gồm 2 mũ cho ông Táo có cánh chuồn, 1 mũ cho bà Táo không có cánh chuồn. Nhiều gia đình chỉ cúng 1 cỗ mũ ông Táo có 2 cánh chuồn để tượng trưng.
- 1 con cá chép (miền bắc cúng cá chép sống, miền nam thường cúng cá chép giấy).
- 3 bộ quần áo: 2 nam và 1 nữ.
- 3 đôi giày: 2 nam và 1 nữ.
- Tiền vàng
- 1 đĩa trầu cau.
- 1 lọ hoa cúc tươi.
- 1 đĩa trái cây.
- Rượu hoặc trà.
- Hương.
- Nến.
- 3 con ngựa giấy (đối với người miền trung).
Mâm cỗ cúng
- 1 con gà trống luộc.
- 1 đĩa thịt heo luộc.
- 1 cái bánh chưng
- 1 đĩa xôi.
- 1 đĩa giò.
- 1 đĩa chả.
- 1 bát canh mọc hoặc chân giò nấu măng.
- 1 đĩa rau xào thập cẩm.
- 1 đĩa thịt đông.
- 1 bát gạo đầy.
- 1 bát muối trắng.
Đối với những gia đình không có điều kiện, chỉ cần chuẩn bị mâm cơm đơn giản có 3 món là được. Còn đối với những gia đình có trẻ nhỏ, nên chọn loại gà cồ mới tập gáy để cúng với mong muốn đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe, hiên ngang và nhiều nghị lực như gà cồ.
Văn khấn, bài cúng ông Công ông Táo 2022
Bài văn khấn được cúng khi làm lễ cúng Táo quân có nội dung cảm tạ các vị thần đã che chở, phù hộ cho cả gia đình trong một năm qua, cầu mong các vị thần bẩm báo những điều tốt đẹp với Ngọc Hoàng và tiếp tục phù hộ cho gia đình trong năm tới.
Bài khấn ông Công ông Táo trước khi dọn bàn thờ
Trước khi làm lễ cúng ông Công ông Táo, gia đình cần phải làm lễ xin phép dọn bàn thờ Ông. Sau khi thắp hương sẽ đọc bài khấn, đợi qua nửa tuần nhang thì có thể dọn bát nhang và bàn thờ.
Nội dung bài khấn như sau:
Bài khấn cúng ông Công ông Táo
Đây là bài khấn được đọc khi làm lễ cúng, nội dung của bài văn cúng như sau:
Cúng ông Táo ngày nào 2022
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp ông Táo sẽ bay về trời, vì thế nên cần làm lễ cúng trước hoặc trong ngày này. Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo có thể bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp âm lịch và kết thúc trước giờ ngọ (từ 11h trưa – 13h trưa) ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Sau giờ ngọ ngày 23 thì sẽ không làm lễ cúng Táo nữa.
Trong năm 2022, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ ba ngày 25/1 dương lịch. Ngày này vẫn phải đi làm, nên có thể bắt đầu cúng từ ngày 21 âm lịch, tức là ngày chủ nhật ngay trước đó.
Hướng dẫn cách cúng ông Táo
Trước khi cúng
Trước khi làm lễ cúng, gia đình cần phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng rượu trắng ngâm gừng để lau, không dùng khăn bẩn và không làm xê dịch bát hương. Nhà cửa cũng nên lau dọn sạch sẽ trước khi cúng.
Sắp lễ thờ gia tiên
Mua đồ lễ và chuẩn bị lễ mặn đầy đủ trước giờ cúng. Khi chuẩn bị đến giờ thì bày mâm lễ lên bàn thờ gia tiên, nên bày biện gọn gàng và đẹp mắt để tỏ lòng thành kính với bề trên.
Làm lễ cúng
Đến giờ làm lễ, gia chủ sẽ thắp hương và vái 3 lần rồi đọc bài văn khấn ông Công ông Táo. Đọc văn khấn cần thành tâm, đọc to rõ ràng, không đọc quá nhanh và tránh đọc sai. Sau khi đọc xong thì chắp tay và lạy 3 lần.
Hạ lễ
Đợi hương tàn 2/3 thì gia chủ xin phép hạ lễ hóa vàng, đem cá đi phóng sinh. Chú ý nên chọn nơi nước trong và sạch sẽ để phóng sinh.
Những kiêng kỵ khi làm lễ
Khi làm lễ ngày Táo quân, để tỏ lòng thành kính và cầu mong mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió trong năm mới, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin ông Táo bẩm báo những việc tốt đẹp trong năm.
- Không đặt mâm cỗ, mâm cơm cúng dưới bếp, mà nên đặt tại bàn thờ trang trọng.
- Không thả cá chép từ trên cao xuống.
Đặt mua đồ cúng ông Công ở đâu?
Dịp cuối năm ai nấy cũng đều bận rộn với những công việc cần phải giải quyết cho xong để còn kịp về quây quần với gia đình trước giờ giao thừa. Do đó, để có thể tự tay chuẩn bị mâm cúng Táo quân đầy đủ và chu đáo đối với nhiều người là chuyện không hề dễ dàng. Vì vậy, nhiều người đã tìm đến các dịch vụ đồ cúng trọn gói để có thể tiết kiệm được thời gian và công sức chuẩn bị, mà vẫn có được mâm lễ cúng cho các vị thần tươm tất theo đúng phong tục tập quán.
Trong đó, Đồ Cúng Ba Miền là một trong những dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói được tin tưởng nhất hiện nay. Với thế mạnh là mâm lễ có đầy đủ các lễ vật và được bày biện đẹp mắt, đồ cúng mặn được chế biến từ các nguyên liệu tuyển chọn và đảm bảo an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý và có nhiều mức giá để khách hàng lựa chọn, cùng với hệ thống cơ sở trải dài trên khắp cả nước, đặc biệt tại các tỉnh thành lớn như Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…. Đồ Cúng Ba Miền luôn trong tình trạng quá tải mỗi khi đến các dịp lễ quan trọng của người Việt như cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên, cúng Tết Đoan ngọ, cúng rằm tháng 7….
Dù số lượng khách đặt mâm cúng nhiều, song chúng tôi đều chăm chút từng mâm cúng với tất cả tấm lòng thành, nhằm giúp khách hàng thể hiện được lòng thành kính đối với các vị thần linh, tổ tiên và ông bà đã khuất. Đây chính là lý do mặc dù có rất nhiều đơn vị cung cấp đồ cúng trên thị trường hiện nay, song vị thế của Đồ Cúng Ba Miền không có bất kỳ đơn vị nào có thể sánh bằng.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo, những thủ tục cần chuẩn bị và thực hiện trong ngày này. Chúc bạn và gia đình sẽ có một cái Tết ấm no và hạnh phúc.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN