Mâm Cúng Động Thổ Xây Nhà, Công Trình – Bài Cúng & Lễ Vật A ⇒ Z
Tin chắc rằng nhiều người trong số chúng ta từ bé cho đến nay đã thấy kha khá lễ cúng động thổ trước khi xây nhà mới, khởi công công trình, và coi đó là chuyện đương nhiên mà không hề thắc mắc tại sao cần phải cúng động thổ. Vậy tại sao cần phải thực hiện động thổ? Và chuẩn bị mâm cúng động thổ xây nhà sao cho đầy đủ, cũng như văn khấn động thổ, bài cúng động thổ làm nhà sao cho chuẩn với tâm linh Việt Nam? Khám phá bài viết sau từ Đồ Cúng Ba Miền.
TƯ VẤN MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ QUA ZALO: 0986 148 853
Đặt mâm cúng động thổ trọn gói tại Đồ Cúng Ba Miền
Khi chuẩn bị xây nhà mới hoặc sửa chữa, cất nóc nhà, khởi công xây công trình, thi công dự án, xây văn phòng… có rất nhiều chuyện phải lo như chọn ngày lành tháng tốt, tìm đơn vị xây dựng, mua sắm nguyên vật liệu, tính toán chi phí cần chuẩn bị…. Với khối lượng lớn công việc như vậy, nhiều người đã chọn đặt mâm cúng được chuẩn bị sẵn gồm lễ vật, mâm cỗ để có được lễ cúng chu đáo, theo đúng phong tục mà không mất thời gian để mua sắm và nấu nướng chuẩn bị.
Đặc biệt, đối với đồ cúng tâm linh trọn gói tại Đồ Cúng Ba Miền, bạn chỉ cần một cuộc điện thoại nêu rõ về lễ cúng, ngày giờ động thổ, chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho bạn từ A – Z. Đồ Cúng Ba Miền tự hào là đơn vị cung cấp hơn 99.999 mâm cúng động thổ cho khách hàng trên toàn quốc. Không những vậy, chúng tôi còn tư vấn cho bạn nên có những lễ vật như thế nào để đúng với phong tục truyền thống, các thủ tục cần thực hiện trong động thổ, những lưu ý cần phải ghi nhớ khi làm lễ….
Ngoài ra, chúng tôi còn chịu trách nhiệm bày trí mâm cúng và dọn dẹp sau khi kết thúc nghi lễ. Vì thế, bạn và gia đình sẽ không cần phải “đụng tay” đến bất cứ việc gì. Đồ Cúng Ba Miền luôn hỗ trợ bạn hết sức mình, nhằm giúp cúng động thổ xây nhà mới được thuận lợi.
Đến với Đồ Cúng Ba Miền chúng tôi cam kết:
✅Mâm cúng động thổ trọn gói | ⭐Mâm cúng động thổ trọn gói, không cần sắm sửa gì thêm. |
✅Giao đúng giờ, tận nơi | ⭐Mâm cúng động thổ được giao tận nơi, đúng giờ hẹn. |
✅Trình bày chỉn chu | ⭐Nhân viên sửa soạn, trình bày mâm cúng chỉ chu trước khi ra về |
✅Hướng dẫn cúng động thổ | ⭐Tư vấn hướng dẫn cúng động thổ đúng chuẩn |
✅Đảm bảo tâm linh Việt | ⭐Bài cúng, lễ vật cúng động thổ đảm bảo tâm linh Việt |
Tại sao cần phải làm lễ cúng động thổ, khởi công trình?
Lễ cúng động thổ là lễ cúng thần đất. Theo tín ngưỡng của người Á Đông, mỗi mảnh đất, mỗi ngôi nhà, nhà máy, xí nghiệp,… đều có một vị thần trấn giữ được gọi là Thổ Công hay Ông Địa. Khi thực hiện xây nhà, sửa chữa, cơi nới… động đến nhà đất là động đến thổ địa, long mạch. Do đó, cần phải cúng động thổ để báo cáo và xin phép với Thổ Công, cùng với các vong linh đang trú ngụ tại đó hoan hỷ chuyển sang một nơi ở mới, để việc thi công được tiến hành thuận lợi, nhà đẹp, cuộc sống hay công việc làm ăn của gia chủ sau đó được thuận lợi, may mắn.
Trong sổ sách cổ của Trung Hoa, cúng động thổ, xây nhà, khởi công xây công trình có từ năm 113 TCN. Đó là năm Mậu Thìn của thời vua Hán Vũ, nhà vua thấy triều đỉnh chỉ có tục tế trời mà không tế đất nên đã họp bàn các quan lại để tổ chức lễ hậu thổ tạ ơn thần đất một cách trang trọng và ý nghĩa. Từ đó về sau, lễ động thổ được thực hiện vào ngày mùng 3 Tết Nguyên Đán. Về sau, người dân hiểu được tầm quan trọng của cúng động thổ nên trước khi xây dựng, đụng chạm đến đất cát đều cúng động thổ.
Mâm lễ cúng động thổ xây nhà gồm những gì?
- 1 bộ tam sên gồm: thịt heo luộc, tôm luộc, trứng luộc.
- 1 con gà trống có chân, mỏ và thân vàng; hoặc 1 con heo quay. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể chuẩn bị cả hai.
- 1 đĩa xôi hoặc 1 chiếc bánh chưng.
- Mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây khác nhau.
- Hoa tươi, thường sẽ lấy 9 bông hoa hồng đỏ.
- 1 chén muối.
- 1 chén gạo.
- 1 bát nước.
- 1 cốc rượu trắng.
- 1 bao thuốc lá.
- 3 ly trà.
- 1 bộ quần áo Quan thần linh, mũ và hia có màu đỏ, kiếm trắng.
- 1 đinh vàng hoa.
- 2 cây đèn cây.
- 5 lễ vàng tiền.
- 5 cái oản đỏ.
- 5 lá trầu và 5 quả cau; hoặc 3 miếng trầu cau đã têm.
- Nhang rồng phụng.
Lễ vật chuẩn bị để cúng động thổ tùy điều kiện của từng gia đình hoặc phong tục tập quán từng vùng mà có thể khác nhau. Tuy nhiên cơ bản thường sẽ có những lễ vật trên
Mâm cúng động thổ công trình (mở móng, sửa chữa, cất nóc…)
Mâm cúng chuẩn bị cho cúng đổ móng nhà, sửa chữa, cất nóc… phần lớn cũng sẽ giống với mâm cúng động thổ xây dựng mới, nhưng cũng có một số lễ vật khác. Cụ thể:
- Mâm ngũ quả.
- Hoa tươi.
- 1 bộ tam sên gồm: thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
- Gà luộc.
- Heo quay.
- Xôi.
- Chè.
- Cháo trắng.
- Bánh bao.
- Bánh kẹo.
- Gạo.
- Muối.
- Trà.
- Rượu.
- Nước lọc.
- Trầu cau.
- Nhang rồng phụng.
- Đèn cầy.
- Tiền vàng.
- 1 bộ quần áo Quan Thần linh, mũ và hia màu đỏ, kiếm màu trắng.
- 5 lễ vàng tiền.
- 5 cái oản đỏ.
- 3 hũ muối, gạo, nước.
- Chén, đũa, muỗng.
Bài cúng động thổ làm nhà
Khi động thổ, chủ lễ sẽ phải đọc bài khấn động thổ để báo cáo và xin phép Thổ Địa. Do đó, khi chuẩn bị mâm cúng thì không thể thiếu được văn khấn. Cụ thể nội dung như sau:
Cách làm lễ động thổ xây nhà
Chọn ngày lành, tháng tốt, giờ hoàng đạo động thổ
Khi xây nhà mới, việc chọn ngày giờ để làm lễ cúng động thổ là rất quan trọng. Chỉ có những người được tuổi mới có thể làm nhà, ngày và giờ động thổ cũng phải hợp tuổi của gia chủ. Những ai đang rơi vào năm kim lâu và hoang ốc thì không nên xây nhà cửa. Khi đó, nếu việc xây nhà cấp bách thì gia chủ phải mượn người có tuổi đẹp và không phạm vào hai điều trên để động thổ làm nhà.
Khi chọn ngày làm động thổ, cần tránh các ngày như: hắc đạo, sát chủ, trùng tang, trùng phục…. Đồng thời, để có thể chọn được ngày đẹp, gia chủ có cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn ngày can sinh chi hoặc chi sinh can đều tốt.
- Tránh ngày Nguyệt kỵ. Những ngày này thường tơi vào mùng 5, 14 và 23 âm lịch hàng tháng.
- Tránh ngày Tam nương: Thường rơi vào ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 23 âm lịch.
- Ngày sát chủ cụ thể:
- Tháng Giêng tránh ngày tỵ.
- Tháng Hai tránh ngày tý.
- Tháng Ba tránh ngày mùi.
- Tháng Tư tránh ngày mão.
- Tháng Năm tránh ngày thân.
- Tháng Sáu tránh ngày tuất.
- Tháng Bảy tránh ngày hợi.
- Tháng Tám tránh ngày sửu.
- Tháng Chín tránh ngày ngọ.
- Tháng Mười tránh ngày sửu.
- Tháng Mười Một tránh ngày dần.
- Tháng 12 tránh ngày thìn.
Đặt mâm cúng động thổ
Các lễ vật đã chuẩn bị sẽ được sắp xếp trên một chiếc bàn để ở giữa khu đất được thi công, chọn nơi cao ráo và đẹp nhất. Các lễ vật nên được bày biện gọn gàng và đẹp mắt, để thể hiện lòng thành kính đối với Thổ công và các linh hồn đang sinh sống trên khu đất.
Các thủ tục tiến hành động thổ
Đối với gia chủ
Sau khi sắp xếp mâm cúng động thổ, gia chủ sẽ thắp 2 ngọn nến và đặt ở hai bên của mâm lễ. Tiếp đó thắp 7 nén nhang đối với gia chủ là nam, 9 nén nhang đối với gia chủ là nữ. Vị trí cắm hương lần lượt như sau: 3 cây cắm trên mâm cúng, 3 cây cắm dưới đất và 1 cây đối với nam (hoặc 3 cây đối với nữ).
Sau khi đã thắp đèn và hương, gia chủ vái bốn phương tám hướng, rồi quay vào mâm lễ để khấn. Khi đọc bài khấn cần đọc với tốc độ vừa phải, đọc to, rõ ràng và không bị sai. Đọc văn cúng xong gia chủ chắp tay lạy 3 lần để kết thúc phần lễ.
Đợi khi hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng và đồ mã. Sau đó rải muối, gạo rồi cuốc vài nhát đấy hoặc đặt viên gạch đầu tiên vào công trình. Hoàn thành các thủ tục trên thì thợ xây dựng có thể bắt đầu thi công.
Lưu ý:
- Hoa cúng cắm xuống nền công trình chứ không mang về nhà.
- 3 hũ muối, gạo, nước thì cất đi; đợi đến sau khi làm lễ nhập trạch nhà mới thì đặt ở bếp để thờ Táo quân.
- Nếu làm nhà nhiều tầng thì mỗi lần lên tầng đều phải sắm lễ để cúng.
Đối với đơn vị thi công
Sau khi gia chủ cúng xong, thì người chịu trách nhiệm quản lý đội thi công dự án sẽ thắp hương, vái 3 lần rồi đọc văn khấn. Ngoài khấn Thổ công thì nên khấn thêm tổ nghề để việc xây dựng được tiến hành suôn sẻ.
Đối với người mượn tuổi làm nhà
Trước khi tiến hành động thổ, gia chủ phải làm giấy bán tượng trưng khu đất đó cho người được tuổi trị giá 100.000 đồng. Giấy tờ bán nhà này gia chủ sẽ giữ.
Sau đó, người được tuổi sẽ cúng như trên. Lúc này, chủ đất phải tránh nơi khỏi công xây ít nhất 50m, khi nào việc động thổ kết thúc thì mới quay lại. Nếu xây dựng nhà cao tầng, khi đổ mái thì người mượn tuổi vẫn tiếp tục làm lễ cúng như bình thường.
Khi làm lễ cúng nhập trạch, người mượn tuổi làm các thủ tục dâng hương, làm lễ rồi bàn giao lại cho gia chủ. Khi đó, gia chủ sẽ làm giấy tờ để mua lại với giá 100.000 đồng rồi khấn và làm lễ nhập trạch.
Trên đây là thông tin về lễ cúng động thổ, nếu cần giải đáp hoặc đặt mâm cúng động thổ, đừng ngần ngại liên hệ tới Đồ Cúng Ba Miền.
Với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả mâm cúng được niêm yết công khai và có nhiều mức giá linh hoạt, chính sách ưu đãi, tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế của bạn. Nhờ đó, Đồ Cúng Ba Miền đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên khắp cả nước sau hơn 5 năm chính thức đi vào hoạt động, cùng với các dịch vụ đặt đồ cúng thôi nôi, cúng đầy tháng, cúng Tất niên, cúng Tết Đoan Ngọ,… ngày càng đa dạng, để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về lễ cúng động thổ xây nhà, cũng như cách cúng chuẩn nhất. Làm nhà là 1 trong 3 việc quan trọng nhất của đời người, vì thế hãy tìm hiểu thật kỹ những việc liên quan đến xây dựng nhà cửa và thực hiện theo đúng phong tục, tập quán bao đời này của người Việt nhé.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN