Cúng 49 Ngày: Cách Bày Bàn Thờ, Bài Cúng, Sắm Lễ Cúng Ngoài Mộ, Ở Nhà

Trong phong tục tập quán của người Việt, cúng 49 ngày là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng được tổ chức cho người vừa mất. Dù vậy vẫn còn rất nhiều người, trong đó phần đông là các bạn trẻ vẫn chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của lễ cúng 49 ngày. Vì vậy, hãy cùng với Đồ Cúng Ba Miền tìm hiểu về nghi lễ này trong bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày

Lễ cúng 49 ngày hay còn gọi chung thất là nghi lễ rất quan trọng dành cho người đã khuất. Theo quan điểm của Phật giáo, linh hồn của người đã khuất sẽ phải trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày; sau đó linh hồn phải đi qua một điện lớn tại âm phủ sau 7 tuần thì hồn vía mới được siêu thoát.

Vì thế, nghi lễ 49 ngày chính là khoảng thời gian để đưa linh hồn người đã mất nương nhờ cửa Phật. Đồng thời, lễ cúng này cũng thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của gia đình đối với người mất và nhờ các vị sư tăng niệm chú tích thêm phúc đức để linh hồn người mất có thể về miền cực lạc, đầu thai vào kiếp sống mới tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, tại một số địa phương sẽ không tổ chức cúng 49 ngày mà thay vào đó là cúng 100 ngày, ý nghĩa của hai lễ cúng này cũng tương tự giống nhau. Một số địa phương cũng có thể không tổ chức lễ cúng 49 lẫn 100 ngày, tùy theo phong tục tập quán vùng miền.

Ví dụ về Mâm cúng 49 ngày theo phong tục Việt Nam
Ví dụ về Mâm cúng 49 ngày theo phong tục Việt Nam

2. Lễ cúng 49 ngày cần chuẩn bị những gì?

Trong lễ cúng 49 ngày, gia đình cần phải làm lễ cúng ở ngoài mộ và trong nhà. Vì vậy, đồ cúng được chia thành hai phần cụ thể gồm:

2.1 Sắm lễ cúng 49 ngày ngoài mộ

  • Gà luộc.
  • Xôi.
  • Đồ ăn chay hoặc mặn khác theo sở thích của người đã khuất.
  • Trái cây.
  • Hoa.
  • Rượu.
  • Nước.
  • Hương, đèn.
  • Tiền vàng 15 xấp trở lên, 2 – 3 bộ quần áo cho người đã khuất.
  • Một số loại vàng mã là đồ dùng cần thiết như khi còn sống.

2.2 Sắm lễ cúng 49 ngày tại nhà

  • Mâm cơm cúng.
  • Hoa.
  • Trái cây.
  • Bánh kẹo.
  • Tiền vàng 15 xấp trở lên, quần áo 2 – 3 bộ.
  • Rượu, nước.

3. Cách bày bàn thờ cúng 49 ngày

Lập bàn thờ cho người vừa mất là nghi thức quan trọng không thể thiếu được, để linh hồn người đã khuất có nơi để trú ngụ và tránh lang thang trên cõi trần. Ngoài ra, bàn thờ còn là nơi những người trong gia đình thể hiện lòng kính trọng, thương tiếc đối với người mất.

Bàn thờ cúng 49 ngày cho người vừa mất được đặt riêng, tách khỏi bàn thờ gia tiên của gia đình. Sau khi làm lễ cúng, gia đình sẽ tìm ngày để lập bàn thờ vong sau 49 ngày.

Bàn thờ cúng 49 ngày cần phải chỉn chu, trang nghiêm và thành kính. Gia đình cần chuẩn bị những vật phẩm sau:

  • 1 bát nhang.
  • Di ảnh của người đã khuất.
  • Hoa tươi.
  • Đèn dầu.
  • 5 chén nước.

4. Bài cúng 49 ngày

Khi làm lễ cúng 49 ngày thì không thể thiếu được bài khấn. Nội dung bài khấn ở ngoài mộ và tại nhà sẽ khác nhau, nhưng về nội dung sẽ bao gồm mời linh hồn người đã khuất cùng với tổ tiên và các vị thần đến để hưởng lộc; đồng thời cầu mong cho linh hồn người đã khuất và tổ tiên phù hộ cho những người trong gia đình được khỏe mạnh, mọi chuyện tốt lành.

4.1 Bài cúng 49 ngày ở ngoài mộ

4.2 Bài cúng 49 ngày tại nhà

5. Một số lưu ý khi cúng 49 ngày

Vì lễ cúng 49 ngày rất quan trọng trong tâm linh của người Việt, nên gia chủ cần phải lưu ý một số điểm như sau:

5.1 Cách tính ngày làm lễ cúng 49 ngày

Nhiều người vẫn thắc mắc không biết là nên cúng 49 ngày hay 50 ngày là đúng. Thực tế, có hai cách tính 49 ngày gồm:

  • Thứ nhất: Cúng vào ngày thứ 49 tính từ ngày mất.
  • Thứ hai: Cúng vào ngày thứ 49 tính từ ngày an táng.

Phần lớn mọi người sẽ cúng theo cách thứ nhất. Vì có nhiều gia đình sẽ lùi ngày an táng do đợi người thân ở xa về, nên cách tính thứ hai không thực sự chính xác.

5.2 Đồ lễ chuẩn bị

Trong lễ cúng 49 ngày, gia đình không được dùng đồ uế tạc và sắc. Đồng thời không dùng thịt chó, thịt mèo và thịt bò làm đồ cúng.

5.3 Cúng cơm sau 49 ngày

Tại nhiều địa phương, sau lễ cúng 49 ngày thì gia đình sẽ không cúng cơm cho người đã khuất nữa. Tuy nhiên, một số địa phương thì sẽ tiếp tục cúng cơm cho đến lễ 100 ngày; một số vùng khác thì sẽ cúng cơm cho đến khi chuyển bàn thờ người mất lên chung bàn thờ tổ tiên. Do đó, việc cúng cơm cho người mất đến ngày nào sẽ phụ thuộc vào phong tục tập quán tại nơi đó.

Qua bài viết trên, Đồ Cúng Ba Miền tin chắc rằng bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của lễ cúng 49 ngày, cũng như cách chuẩn bị cho lễ cúng được chu đáo nhất. Ngoài ra, gia đình bạn có nhu cầu đặt mâm cúng 49 ngày thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chuẩn bị đồ lễ và mâm cúng đầy đủ, tươm tất nhất.

Điểm: 4.99 (439 bình chọn)