Lễ, Mâm Cúng, Bài Cúng & Văn Khấn Thanh Minh Ngoài Mộ/Tại Nhà
“Thanh minh trong tiết tháng ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” – hai câu thơ này đã nhắc đến một nghi lễ cổ truyền của người Việt là cúng Thanh minh và làm lễ tảo mộ vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Vậy, lễ cúng Thanh minh có ý nghĩa gì và làm lễ cúng như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau.
Ý nghĩa của lễ cúng Thanh minh
Tết Thanh minh hay còn gọi Tiết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyện xưa kể lại, khi vua Tấn Văn Công gặp thời loạn lạc phải bỏ nước lưu vong khắp nơi. Trong khoảng thời gian đó, vua được hiền sĩ Giới Tứ Thôn hộ tống, hiến kế để vượt qua những khó khăn và hiểm nguy, thậm chí Giới Tứ Thôn đã phải cắt cả thịt ở chân mình để cứu vua khỏi chết đói. Mặc dù cảm kích vị hiền sĩ đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, nhưng khi đã giành lại đất nước thì ông lại quên mất Giới Tứ Thôn.
Giới Tứ Thôn với tấm lòng thiện lương, không đòi hỏi nhà vua phải trả ơn đã cùng mẹ lên núi Điềm Sơn ở ẩn và mặc kệ những đồ vật được nhà vua ban thưởng. Điều này đã khiến nhà vua tức giận, trong lúc vô tình ông đã đốt cháy khu rừng và khiến cả hai mẹ con Giới Từ Khôn thiệt mạng.
Khi biết được điều đó, nhà vua rất ân hận và ra lệnh cả nước chỉ ăn đồ nguội trong 3 ngày để tưởng nhớ công lao của Giới Từ Khôn. Từ đó, ngày mùng 3/3 – 5/3 âm lịch được lấy làm ngày Tết Thanh minh để tưởng nhớ hi sinh của người đã khuất. Tuy nhiên thường Tết Thanh Minh không có ngày cố định
Năm 2022,Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày 5/3 âm lịch, tức ngày 5/4 dương lịch.
Đối với người Việt Nam, Tết Thanh minh là dịp để con cháu trong gia đình tụ họp đi tảo mộ để hướng về tổ tiên, tỏ lòng thành kính đối với cha mẹ, ông bà đã mất. Vào ngày này, gia đình sẽ làm mâm cơm cúng danh lên bàn thờ gia tiên, mua sắm các lễ vật và thắp hương trước mộ của người đã khuất, rồi dọn dẹp mộ phần của tổ tiên. Đây là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của người Việt.
Đồ cúng Thanh minh cần chuẩn bị những gì?
Theo phong tục tập quán của người Việt, vào ngày Thanh minh con cháu trong gia đình sẽ đến phần mộ của tổ tiên để tảo mộ. Vì thế, phần lễ cúng sẽ phải chuẩn bị mâm cúng ở nhà và mâm cúng ở ngoài mộ. Tùy theo điều kiện của từng gia đình và phong tục tập quán của từng địa phương, mâm cúng có thể khác nhau song thường sẽ sắm lễ cơ bản gồm:
Mâm cúng ở nhà
- Trái cây.
- Hoa tươi.
- Xôi.
- Gà luộc.
- Các đồ chay hoặc mặn tùy theo gia đình.
- Trầu cau.
- Vàng mã.
Mâm cúng ở ngoài mộ
- Trái cây.
- Trầu cau.
- Rượu.
- Nước sạch.
- Bánh kẹo.
- Đồ chay mặn tùy mỗi gia đình.
- Nhang.
- Đèn hoặc nến.
- Tiền vàng, giấy ngũ sắc, quần áo giấy.
- Bộ tam sên: thịt heo luộc, tôm luộc, trứng luộc.
Bài cúng, văn khấn Thanh minh
Khi làm lễ cúng, đọc bài cúng Thanh minh là nghi thức không thể nào thiếu được theo phong tục truyền thống. Nội dung văn khấn Tết thanh minh có nội dung cảm tạ công ơn của tổ tiên, cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ cho cả gia đình được yên ấm, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và hút được tài lộc. Tuy nhiên, bài khấn cúng Thanh minh ở mộ sẽ khác lễ ở nhà, vì ở ngoài mộ sẽ phải cúng thêm cả Thổ công Thổ địa đang cai quản vùng đất đó.
Văn khấn Thanh minh ngoài mộ
Văn khấn Thanh minh tại nhà
Cách cúng Thanh minh chuẩn theo phong tục tập quán người Việt
Theo phong tục của người Việt, lễ Cúng thanh minh sẽ thực hiện ở ngoài mộ trước sau đó mới làm lễ tại nhà. Cụ thể:
Cách cúng ngoài mộ
Khi làm lễ Cúng thanh minh tại mộ, gia đình sẽ sắp xếp các lễ vật đã chuẩn bị trước đó lên mâm lễ. Các loại đồ cúng, hoa quả, tiền vàng có thể để chung nhưng lễ mặn phải đặt riêng.
Sau đó, gia chủ sẽ thắp hương vái 3 lần để bày tỏ lòng thành đối với Thổ địa, sau đó mời gia tiên về để đọc văn khấn tảo mộ.
Khi hương tàn, gia chủ bắt đầu xin phép ông bà được dọn dẹp mộ phần sạch sẽ. Sau đó thắp thêm một nén hương và đợi hương tàn được 2/3 thì có thể tạ lễ, hóa vàng hạ lộc để thụ lộc.
Ngày trước, các gia đình thường xin lộc và ra về. Tuy nhiên, vài năm gần đây nhiều gia đình đã chuẩn bị các mâm cỗ cúng tươm tất, sau khi dọn dẹp mộ phần thì hạ lễ và thụ lộc cùng với tổ tiên ngay tại mộ.
Cách cúng Tết Thanh minh ở nhà
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ trước khi ra mộ và chuẩn bị sẵn mâm cúng Thanh minh ở nhà. Sau khi từ mộ trở về thì dâng lễ cúng lên bàn thờ. Gia chủ sẽ tiến hành thắp hương và đọc văn khấn.
Đợi đến khi hương tàn khoảng 2/3 thì có thể hạ lễ, hóa vàng và thụ lộc.
Cúng Thanh minh ngày nào năm 2022
Lễ cúng Thanh minh thường được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong năm 2022, lễ tảo mộ sẽ rơi vào ngày 3 – 4 dương lịch.
Những điều cần tránh trong Tết Thanh minh
Trong ngày Thanh minh, để tránh những xui xẻo không đáng có cần phải lưu ý những điểm sau:
- Khi đi ngang qua phần mộ của các gia đình khác, không được dẫm đạp lên đồ cúng để tránh gặp phải xui xẻo trong năm.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai, người bị phong hàn thấp không nên đi tảo mộ. Vì tại đó có nhiều khí lạnh và các năng lượng xấu.
- Không nên chụp ảnh tại khu vực mộ.
- Dọn dẹp mộ phần cẩn thận để tránh chuột, bọ, rắn rết bò vào trong.
- Không chỉ trỏ, bàn tán phần mộ của người khác.
Đồ Cúng Ba Miền – Dịch vụ đồ cúng tận tâm, trọn gói
Dịch vụ đồ cúng trọn gói Đồ Cúng Ba Miền chuyên cung cấp các loại mâm cúng Thanh minh, cúng Tết Đoan ngọ, cúng rằm tháng 7, cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên, cúng thôi nôi, cúng đầy tháng, cúng khai trương, cúng sửa nhà… trên toàn quốc.
Chúng tôi luôn mang đến cho bạn mâm cúng tươm tất theo đúng tâm linh người Việt, phong tục tập quán của từng địa phương và điều kiện, nhu cầu của mỗi gia đình nhằm giúp bạn có thể bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh, mà không cần phải tốn nhiều thời gian để mua sắm lễ và chuẩn bị cỗ cúng. Với hệ thống cơ sở trải dài trên khắp toàn quốc, Đồ Cúng Ba Miền luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mỗi dịp trọng đại của gia đình.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về lễ cúng Thanh minh và cách cúng Thanh minh theo đúng phong tục tập quán. Chúc bạn và gia đình có một ngày lễ ý nghĩa.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ
DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN
Xem nhanh